Cách tạo thói quen tốt cho trẻ khi xem TV

Hãy trao đổi cùng với các bậc phụ huynh khác, bác sĩ và giáo viên của con về những chương trình truyền hình dành cho người lớn cũng như trẻ em để cập nhật những "diễn biến" mới nhất.

Cách hạn chế trẻ xem truyền hình hiệu quả nhất là chính bạn - Hãy là tấm gương để trẻ soi vào!

Kể từ khi truyền hình ra đời, nó đã nhanh chóng trở thành phương tiện giải trí của đại bộ phận dân chúng, trong đó có trẻ em. Nhưng ngồi quá lâu bên màn hình lại có thể gây ra những tác dụng phụ, không có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bạn mới lần đầu làm mẹ nên không biết phải nuôi con như thế nào . Hay bạn khó khăn trong việc tìm phương pháp nuôi con hiệu quả . Hãy đến đây , chúng tôi muốn chia sẽ những kinh nghiệm nuôi dạy trẻ từ lúc mang thai đến lúc con trưởng thành.

Đó là lý do tại sao bạn cần có kinh nghiệm để kiểm soát và hạn chế thời gian trẻ xem tivi.

Viện Nhi Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra khuyến nghị rằng: Trẻ dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình và các trẻ lớn hơn chỉ nên xem tối đa 1- 2 giờ mỗi ngày với các chương trình chất lượng, được chọn lọc.

Cũng có một số ý tưởng hay để trẻ không tập trung vào màn hình như tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động đọc, chơi với bạn, tập thể thao….




Dưới đây là một số cách giúp trẻ xem truyền hình một cách hợp lý:

Hạn chế số giờ xem truyền hình

Ngoài tivi, trong phòng sinh hoạt chung của gia đình cần có các hình thức giải trí khác như sách, tạp chí trẻ em, đồ chơi, các câu đố, các trò chơi trí tuệ… nhằm khuyến khích trẻ tham gia thay vì chỉ ngồi ôm vô tuyến.

Không bao giờ được để tivi trong phòng ngủ có trẻ nhỏ.

Không bật tivi trong bữa ăn.

Không cho phép trẻ vừa xem tivi vừa làm việc nhà.
Coi tivi như một phần thưởng mà trẻ cần phải phấn đấu. Hãy Nói với trẻ rằng chúng chỉ được xem tivi sau khi đã làm xong bài tập cũng như công việc nhà.

"Cấm" trẻ xem truyền hình vào các ngày trong tuần và tất nhiên, việc học tập, các hoạt động thể dục thể thao và các nghĩa vụ gia đình khác sẽ “lấp đầy” khoảng thời gian “trống” đó. Có thể cho trẻ xem 1 số chương trình nhất định vào ngày thường và rộng rãi về thời gian xem truyền hình vào dịp cuối tuần nhưng đừng quên “lôi kéo” trẻ vào các hoạt động chung của gia đình như ăn uống, vui chơi, tập luyện, đọc sách…

Hãy là tấm gương lớn
Bản thân bạn nên hạn chế xem tivi. Hãy luôn theo dõi các đề mục chương trình để chọn ra những chương trình mà cả gia đình có thể cùng xem. Đó là các chương trình tạo được sự quan tâm cũng như mang lại những giá trị trong giáo dục và tạo nề nếp, thói quen (đọc, nghiên cứu khoa học...).

Duyệt trước chương trình
Hãy chắc chắn rằng mọi chương trình trẻ xem đều đã được bạn xem trước.

Xem tivi cùng trẻ
Nếu bạn không thể ngồi cùng trẻ cả chương trình thì ít nhất cũng nên theo dõi cùng trẻ ở những phút đầu để nắm bắt được nội dung cơ bản của chương trình.

Nói với trẻ về những gì chúng thấy trên truyền hình và khuyến khích trẻ chia sẻ những suy nghĩ của bản thân. Nếu chương trình có một số hình ảnh hay sự kiện “không hay”, thì tốt nhất hãy tắt tivi và hướng trẻ tập trung vào những câu hỏi của bạn như: “Con nghĩ những người đàn ông đó đánh nhau có nên không? Nếu là con, con sẽ làm gì?” hoặc “Con nghĩ gì về hành động của các bạn trong buổi tiệc đó? Con có nghĩ là họ đã mắc lỗi nào đó không?”…

Nếu cảnh trên truyền hình thể hiện cách cư xử tồi tệ với các tầng lớp thấp hơn thì hãy Nói cho trẻ biết tầm quan trọng của cách cư xử công bằng, dù đó là tầng lớp nào. Bạn cũng có thể dùng truyền hình để giải thích cho trẻ cách từ chối một điều gì đó cũng như chia sẻ cảm xúc của chính mình trước những vấn đề khó như sex, yêu đương, nghiện ngập, công việc, hành vi, cuộc sống gia đình. Hãy dạy trẻ cách đặt câu hỏi cũng như những điều chúng thu được từ các chương trình truyền hình.

Hãy trao đổi cùng với các bậc phụ huynh khác, bác sĩ và giáo viên của con về những chương trình truyền hình dành cho người lớn cũng như trẻ em để cập nhật những "diễn biến" mới nhất.

Thay thế tivi bằng 1 hoạt động vui vẻ
Nếu bé nhà bạn muốn xem tivi còn bạn thì muốn "kéo" con ra khỏi màn hình, hãy chuẩn bị trước những trò chơi thú vị, hấp dẫn trẻ như ra sân, chơi cờ... để trẻ tự nguyện tham gia thay vì miễn cưỡng.

Có thể nói, những chương trình thú vị luôn "ngập tràn" trên tất cả các kênh truyền hình mỗi khi bạn nhấn nút "power". Vậy nên chỉ bằng cách chính bạn rời xa chiếc tivi, bạn mới có thể hạn chế cũng như giúp con bỏ thói quen ngồi "dán mắt vào màn hình".
Sự Phát Triển Của Thai Nhi
Sự Phát Triển Của Trẻ
Sự Phát Triển Của Trẻ Mầm Non
Sức Khỏe Trẻ Em
Thai Giáo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 bộ phận “xấu xí” nhưng lại có lợi trên cơ thể trẻ sơ sinh

Thì ra đây mới là lý do trẻ con đứa nào cũng hay mang giày, dép ngược

3 chỉ số để đo tăng trưởng quan trọng nhất của trẻ mẹ cần biết